Tư thế ngồi làm việc với máy tính của bạn đã đúng hay chưa? Hãy tập cho mình thói quen sau đây để ngồi đúng mỗi ngày nhé!
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nếu làm việc trong khoảng thời gian ngắn từ 15 tới 30 phút thì đứng làm việc sẽ tốt hơn ngồi, nhưng nếu làm việc văn phòng hay những công việc đòi hỏi thời gian dài thì ngồi làm việc vẫn là phương pháp tối ưu, đặc biệt là làm với máy tính. Và sẽ tối ưu hơn nữa nếu như bạn áp dụng những phương pháp sau đây vì khi làm việc lâu với máy tính, ngồi sai tư thế có thể khiến sức khỏe của bạn gặp nhiều rắc rối hơn bạn tưởng. Theo kết quả mới đây của nhiều cuộc nghiên cứu thì người ngồi và tiếp xúc quá lâu với máy tính sẽ có nguy cơ bị giảm thị lực, đau mỏi các khớp xương, đau lưng, vai, đầu và thậm chí là biếng ăn… Một tư thế ngồi đúng và kết hợp với các trò giải trí lành mạnh, vận động thể thao có thể giúp bạn tránh được nhiều rắc rối trên.
1. Câu chuyện về chiếc ghế
Khi ngồi trên ghế văn phòng hay bất cứ thứ gì trong thời gian dài mà phần mình (bao gồm lưng và hông) của bạn không được cử động thì theo xu hướng tự nhiên của tất cả chúng ta là trượt xuống ghế. Và với tư thế chủ đạo đó, cơ thể của bạn buộc phải kéo căng các cơ, đĩa đệm và các cơ cấu trúc xung quanh trong xương sống (cổ, lưng, hông, mông)
Ergonomic là gì?
Những chiếc ghế văn phòng – ghế "ergo" (ergonomic: được hiểu trong khoa học là công thái học, còn theo nghĩa nôm na tức là thoải mái, an toàn, có lợi cho môi trường, cho sức khỏe và hiệu quả công việc cao) là nhiếc ghế chi phí hợp lí mang lại cảm giác ngồi tốt nhất mà bạn có thể có. Cấu trúc của chúng là có tác dụng đỡ cho phần lưng tối đa và đem đến cho người sử dụng tư thế ngồi tốt.
Chiều cao của ghế cũng là một yếu tố quan trọng khác, phải vừa đủ để gót chân và đầu gối được thoải mái nhất, trọng lực lúc này dồn hoàn toàn lên bàn chân.
Nhưng có một chiếc ghế phù hợp chỉ là bước khởi đầu. Bạn sẽ phải nắm những nguyên tắc dưới đây để ngồi đúng cách.
2. Chuột và bản phím rời
Nếu bạn là người chuyên làm việc với laptop mà không đòi hỏi di chuyển quá nhiều thì tốt nhất là dùng chuột và bàn phím rời. Bởi vì bàn tay và đặc biệt là các ngón tay của bạn sẽ bị mỏi một cách nhanh chóng do trackpad không linh động được như chuột và bàn phím laptop lại quá nhỏ, dù cho laptop của bạn là 17 inch đi chăng nữa thì độ rộng của các phím và độ nảy cũng khó bằng các bàn phím rời được.
3. 6 bước kết hợp để tạo tư thế ngồi
Bước 1: Điều chỉnh khuỷu tay:
Bước 2: Điều chỉnh đùi:
Bước 3: Điều chỉnh bắp chân
Bước 4: Điều chỉnh đỡ thắt lưng của ghế
Bước 5: Điều chỉnh tầm mắt
Bước 6: Điều chỉnh màn hình máy tính
Bước 1: Điều chỉnh khuỷu tay:
Do chiều cao và nơi làm việc của mỗi người khác nhau nên bạn cần điều chỉnh thế ngồi sao cho cánh tay khi đặt bàn tay lên gõ phím sẽ tạo thành một góc vuông ở khuỷu tay (tức 90 độ), nếu có lệch thì hãy để cho góc lệch lớn hơn 90 độ (tức là khoảng 95 hay 100 độ, chứ đừng nên để cùi chỏ thấp hơn mặt bàn). Ngồi môt cách thoải mái và gần bàn làm việc sao cho phần trên của cánh tay (bắp tay) song song với xương sống và hai bàn tay của bạn sẽ đặt trên bàn làm việc
Bước 2: Điều chỉnh đùi:
Như đã nói ở trên, bạn sẽ có xu hướng trượt người nếu ngồi quá lâu nên đùi phải được đặt song song với mặt đất, tức là phần đùi sẽ nằm toàn vẹn trên mặt ghế. Nếu ghế quá cao thì đùi bạn sẽ chúi xuống, bạn nên đặt vật gì đó dưới chân hoặc ghế quá thấp, đùi bạn nhô cao lên, bạn nên cần gì đó đặt dưới ghế để nâng mình lên.
Tư thế ngồi cũng rất quan trọng với trẻ em.
Chiều cao của ghế cũng là một yếu tố quan trọng khác, phải vừa đủ để gót chân và đầu gối được thoải mái nhất (tức là ngang tầm với mặt ghế trong khi cả bàn chân đặt vừa vặn lên mặt đất), trọng lực lúc này dồn hoàn toàn lên bàn chân.
Phần đùi không đúng cách, bạn rất dễ bị trượt.
Bước 3: Điều chỉnh bắp chân:
Bây giờ bạn ép bắp chân vào phần dưới ghế, thử đưa tay của mình vào giữa phần sau bắp chân và phần trước của ghế. Nếu bạn có thể làm việc đó dễ dàng mà không lo ngã thì chiếc ghế của bạn quá không sâu. Còn nếu không bạn cần phải điều chỉnh phần tựa lưng của ghế. Đơn giản hãy chèn một thứ gì đó mềm vào, có thể là miếng đệm, gối hay khăn tắm cuộn lại. Hay dễ dàng hơn nữa là mua một chiếc ghế mới.
Một chiếc ghế có thèn thêm tựa.
Bước 4: Điều chỉnh đỡ thắt lưng của ghế:
Mông của bạn phải được ép chặt vào góc chữ A chỗ lưng ghế tiếp xúc với mặt ghế và nên có một miếng đệm đỡ cho lưng của bạn uốn nhẹ nhằm giúp bạn không bị trượt ra phía trước khi ngồi lâu. Hãy cố gắng hạn chế việc tụt ghế khi ngồi làm việc với máy tính, vì nó làm tăng thêm đáng kể sự căng cứng trong cấu trúc thắt lưng đặc biệt là trong khu vực đĩa đệm ngang lưng.
Miếng đỡ lưng
Bước 5: Điều chỉnh tầm mắt:
Bạn hãy nhắm mắt lại, nhìn thẳng về phía trước rồi từ từ mở mắt ra. Lúc mở mắt ra thì đó là vị trí trung tâm, và buộc rằng trung tâm của màn hình máy tính cũng sẽ năm ở vị trí đó. Nếu màn hình của máy cao hơn hay thấp hơn góc độ nhìn thẳng của bạn, bạn nên điều chỉnh nó ngay lập tức để giảm căng thẳng cho cổ và phần lưng trên.
Tầm mắt và màn hình phải đúng vị trí của nó.
Bước 6: Điều chỉnh màn hình máy tính:
Hãy chắc chắn rằng kích cỡ chữ văn bản trên máy tính bạn không quá nhỏ và màn hình máy tính không quá tối hoặc quá sáng trong đêm.
4. Hãy để cơ thể nghỉ ngơi
Nên có giải lao giữa giờ, đối với người lớn thì 45 phút tới 1 tiếng (trẻ em thì tối đa là sau 30 phút) phải đứng dậy và rời khỏi bàn làm việc, hoạt động thể dục nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn và để điều chỉnh lại tầm nhìn mắt, lưng của bạn cũng không phải giữ yên một vị trí quá lâu. Mỗi vận động nhỏ – như đi lấy nước uống hoặc nhà vệ sinh hay vươn vai nhanh cũng sẽ rất có ích.
Chung quy lại, sẽ không có một loại ghế văn phòng hay tiêu chuẩn ngồi hay màn hình máy tính nào phù hợp cho tất cả mọi người. Bạn cùng chiếc máy tính sẽ có một quãng thời gian dài làm việc cùng nhau nên chắc chắn rằng bạn có một tư thế ngồi hợp lí, thoải mái và chăm vận động.
Hoàng Hải
Nguon: http://acc.vn/chung-dau-lung-tu-ghe-van-phong-chinh-sua-goc-lam-viec-cua-ban-nhu-nao/
0 comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.